Cây huyết dụ (xanh và đỏ)

(NSTV) - Cây Huyết dụ còn được gọi với nhiều cái tên như cây phật dụ, thiết thụ, chổng đeng,... mang đến cho người ta niềm tin về sự may mắn trong phong thủy, có tác dụng giữ tiền của và tài lộc cho gia chủ.

Cây huyết dụ
(Cây huyết dụ lá đỏ)

Thông tin cây:

  • Tên: Cây huyết dụ (phật dụ, thiết thụ, chổng đeng,...)
  • Tên khoa học: Cordyline fruticosa
  • Tên tiếng Anh: peace lily, white sails, spathe flower
  • Họ thực vật: Asparagaceae
  • Nguồn gốc xuất xứ: Mexico
  • Chiều cao cây: Cao tới 2- 3m
  • Dạng thân cây: Thân gỗ nhỏ lâu năm, thân mảnh, không phân nhánh
  • Hình thái lá: Lá xếp thành 2 dãy hình lưỡi liềm, đầu nhọn, phiến lá mỏng, màu xanh, màu đỏ hoặc tím nhạt nhẵn bóng nổi rõ các gân mảnh
  • Hình thái hoa: Cụm hoa dạng chùy, màu trắng
  • Kì nở hoa: Mùa đông
  • Hình thái quả: Qủa hình cầu, mọng, màu đỏ, quả mọc thành chùm dài trĩu xuống
  • Khí hậu lý tưởng: Ưa sáng, chịu bóng bán phần, ưa ẩm
  • Loại hình sử dụng: Trang trí, làm đẹp, tạo cảnh quan, cây nội thất, làm thuốc trong đông y
  • Loại + Đơn giá: Chậu lớn (LH: 0987979464) | Chậu nhỏ (LH: 0987979464) | Bầu cây (LH: 0987979464)

Cây huyết dụ
(Một loại chậu huyết dụ lá xanh)

Nguồn gốc, ý nghĩa cây huyết dụ:

Cordyline fruticosa, huyết dụ là một loài thực vật có hoa thường xanh trong họ Măng tây, có xuất sứ từ Mexico. Loài cây này có tầm quan trọng văn hóa to lớn đối với các tôn giáo vật linh truyền thống của các dân tộc Austronesian và Papuan ở Quần đảo Thái Bình Dương, New Zealand, Đảo Đông Nam Á và Papua New Guinea.

Huyết dụ mang đến cho người ta niềm tin về sự may mắn trong phong thủy, có tác dụng giữ tiền của và tài lộc cho gia chủ bởi những tán lá màu đỏ. Ngoài ra, cây huyết dụ còn được trồng để xua đuổi tà ma.

Cây huyết dụ
(Một loại cây huyết dụ lá xanh khác)

Đặc điểm, phân loại cây huyết dụ:

Có 2 loại cây huyết dụ: loại thứ nhất có đặc điểm 2 mặt của lá đều là màu đỏ, loại thứ hai thì một mặt lá màu đỏ, mặt còn lại có màu xanh. Màu sắc chính là điểm khác biệt duy nhất giữa hai loại huyết dụ này.

Thân cây huyết dụ mảnh và nhỏ, ít phân nhánh có nhiều đốt sẹo. Hoa cây mọc thành cụm trên ngọn và phân nhánh, mỗi nhánh tập trung nhiều hoa màu trắng ánh tím. Quả huyết dụ thuộc dạng quả mọng hình cầu, cây thường ra hoa và quả từ tháng 12 năm nay đến tháng 1 năm sau.

Thời điểm thu hoạch lá huyết dụ phù hợp nhất là khi lá đã trưởng thành, không dùng lá non. Lá cây huyết dụ thường được người dân thu hái quanh năm, dùng dưới dạng tươi hoặc lá sấy khô.

Cây huyết dụ
(Hoa của cây huyết dụ đỏ)

Tác dụng của cây huyết dụ:

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu quốc gia, tác dụng của cây Huyết dụ được ứng dụng trong cả Đông y và Tây y, cụ thể:

Theo nghiên cứu của tây y

  • Tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, chống ung thư dạ dày.
  • Có khả năng kháng khuẩn, tác dụng mạnh với khuẩn Enterococcus, Staphylococcus,...
  • Tăng co bóp tử cung, gây độc cho tế bào ung thư.

Cây huyết dụ
(Một khóm huyết dụ đỏ)

Theo nghiên cứu của đông y

  • Tác dụng cầm máu, bổ huyết, làm mát huyết, tán ứ, định thống, tiêu ứ.
  • Thường dùng để chữa rong kinh, phong thấp, lỵ, xích bạch đới,...
  • Ứng dụng trong các trường hợp:
  • Trị ho gà ở trẻ em, viêm ruột lỵ.
  • Trị lao phổi, lậu huyết, băng huyết, ho thổ huyết, đau nhức xương, kinh nguyệt ra nhiều (rong kinh), kiết lỵ ra máu,...

Cây huyết dụ
(Một chậu huyết dụ đỏ trồng nội thất)

Cách trồng và chăm sóc cây huyết dụ:

Cây Huyết dụ tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc để sinh trưởng và phát triển tốt. Có hai cách trồng cây Huyết dụ đó là: Giâm cành và gieo hạt. Trong đó, giâm cành là phương pháp được mọi người chọn phổ biến hơn. Bạn lưu ý một vài thao tác sau đây để chậu cây Huyết dụ đẹp đẽ:

  • Cây không quá ưa nước, nhưng lại chịu hạn kém. Vì thế nên thường xuyên tưới nước cho cây, nhưng lưu ý không được để ứ nước.
  • Thường xuyên cắt tỉa các nhánh lá tàn, lá bị sâu bệnh để tránh ảnh hưởng và lây sang các cành, lá khác.
  • Nếu trồng Huyết dụ trong chậu nên thay đất mỗi lần một năm, tốt nhất nên thay vào mùa xuân.
  • Bón thêm phân hữu cơ, phân vi sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây, tuy nhiên không nên bón vào mùa đông.
  • Cây Huyết dụ sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.
  • Cây Huyết dụ thích hợp trồng ở khí hậu nóng ẩm và nơi có đầy đủ ánh nắng.
  • Nên trồng ở những chậu đất tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và có khả năng giữ ẩm.

Cây huyết dụ
(Một cây huyết dụ giống trồng bầu)

***

Nông sản TV, một thành viên của Trang trại chú Tăng, đã hợp tác cùng bà con, những nhà vườn uy tín để cung cấp các loại: cây xanh công trình; cây nội thất; cây trang trí ngoài trời; hoa theo mùa; cây bóng mát; cây ăn quả,... sỉ, lẻ, số lượng lớn, có tư vấn và giao hàng toàn quốc.

Quý khách có nhu cầu cây xanh, cây bóng mát, cây ăn trái, vui lòng liên hệ với Nông sản TV theo thông tin chi tiết:

  • Địa chỉ: Trại ếch chú Tăng tại Đội 5 thôn Kiến Phong, xã Đồng Thái, huyện An Dương, tp. Hải Phòng (Gmaps/trại ếch chú Tăng)
  • Điện thoại: Mrs Huế - 0987.979.464 | Anh Lập - 0911.16.07.84

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn