Cây ngọc ngân

(NSTV) - Trồng cây Ngọc ngân trong nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ mang lại tác dụng hiệu quả trong việc trang trí không gian mà còn có thể giúp gia chủ thu hút vận khí, tài lộc.

Ngọc ngân, loại cây nội thất sang trọng
(Ngọc ngân, loại cây nội thất sang trọng)

Thông tin cây:

  • Tên: Cây ngọc ngân (cây valentine)
  • Tên khoa học: Aglaonema Kiwi
  • Tên tiếng Anh: Agalaonema Snow White
  • Họ thực vật: Araceae
  • Nguồn gốc xuất xứ: Malaysia, Indonesia, Nam Trung Quốc và Thái Lan
  • Chiều cao cây: 40 - 50cm
  • Dạng thân cây: Thân thảo, mọc thành bụi, gần như không có thân, thuộc loại cây thường xanh, sống lâu năm, có lá thay thế
  • Hình thái lá: Lá cây ngọc ngân có kích thước lớn, khá dài, hình dạng giống như một ngọn giáo. Phần cuống trung bình, màu sắc phổ biến nhất là kết hợp giữa trắng và xanh, ngoài ra còn có các loại lá màu hồng trắng
  • Hình thái hoa: Hoa của cây ngọc ngân có màu trắng là chủ yếu, bên cạnh đó cũng có một số giống cây có màu hồng nhạt. Không quá rực rỡ, những cánh hoa mỏng chụm lại với nhau. Thường ra hoa sau từ 2 - 3 năm trồng
  • Kì nở hoa: -
  • Hình thái quả: -
  • Tốc độ sinh trưởng: Nhanh
  • Khí hậu lý tưởng: Cây thích hợp với nhiệt độ khoảng 20°C – 30°C, kị ánh nắng rọi trực tiếp, phát triển tốt trong bóng râm. Cây có thể sống trong những môi trường chỉ có ánh sáng nhẹ hay ít không gian
  • Loại hình sử dụng: Thường trồng chậu làm cây trang trí nội thất, văn phòng, bàn làm việc,... hoặc trồng thủy sinh
  • Loại + Đơn giá: Chậu lớn (LH: 0987979464) | Chậu nhỏ (LH: 0987979464) | Bầu cây (LH: 0987979464)

Ngọc ngân mang những nét đặc trưng khó lẫn
(Ngọc ngân mang những nét đặc trưng khó lẫn)

1. Nguồn gốc, ý nghĩa Cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân thuộc họ Ráy, là một thực vật lá mầm có nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc và một số quốc gia khu vực Đông Nam Á điển hình là Thái Lan, Philippin, Malaysia,...

Ý nghĩa phong thủy đầu tiên của ngọc ngân phải kể đến sự may mắn, tài lộc. Sở hữu vẻ ngoài thanh tao, dễ trồng, phát triển tốt trong mọi điều kiện, nó còn đại diện cho sức sống cũng như sự phát triển một cách mạnh mẽ.

Trồng cây ngọc ngân trong nhà có tác dụng hiệu quả trong việc xua đuổi tà khí, ma quỷ cũng như những điều không may mắn. Từ đó hạn chế vận hạn cũng như mang lại nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống cho gia chủ cũng như những người thân trong gia đình.

Trong đời sống, ngọc ngân còn mang ý nghĩa của một tình yêu chung thủy. Sự dịu dàng, trong sáng, khởi đầu và kết thúc trọn vẹn, hy vọng về một tương lai hạnh phúc cho các cặp đôi. Thường được sử dụng để làm quà tặng vào những dịp lễ, đám cưới,...

Ngọc ngân mang ý nghĩa may mắn, chung thủy
(Ngọc ngân mang ý nghĩa may mắn, chung thủy)

2. Đặc điểm của Cây ngọc ngân

Cây Ngọc nhân thường bị nhầm lẫn với các giống cây cảnh khác thuộc họ Ráy, tuy nhiên nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy chúng có những đặc điểm hình thái vô hoàn toàn riêng biệt.

  • Phần thân cây: Cây ngọc ngân thuộc giống cây thân thảo, kích thước tương đối dày, mọc thành từng bụi. Có thể sống lâu năm nếu có chế độ chăm sóc phù hợp, chiều cao trung bình khi trưởng thành dao động từ 40 - 50 cm.
  • Phần lá: Lá cây ngọc ngân có kích thước lớn, khá dài, hình dạng giống như một ngọn giáo. Phần cuống trung bình, màu sắc phổ biến nhất là kết hợp giữa trắng và xanh, ngoài ra còn có các loại lá màu hồng trắng.
  • Phần hoa: Phần hoa của cây ngọc ngân có màu trắng là chủ yếu, bên cạnh đó cũng có một số giống cây có màu hồng nhạt. Không quá rực rỡ, những cánh hoa mỏng chụm lại với nhau. Thường ra hoa sau từ 2 - 3 năm trồng.

Ngọc ngân thuộc giống thân thảo, có thể sống lâu năm
(Ngọc ngân thuộc giống thân thảo, có thể sống lâu năm)

3. Tác dụng của Cây ngọc ngân

Bên cạnh tác dụng lớn nhất là trang trí không gian, ý nghĩa phong thủy, cây ngọc ngân còn có một số công dụng mà không phải ai cũng biết tới. 

Trang trí nhà cửa, không gian

Tác dụng quan trọng nhất khi trồng cây ngọc ngân phải kể tới là trang trí không gian. Bạn có thể sử dụng chậu đất hoặc trồng thủy sinh đều giúp cho căn phòng tăng thêm giá trị thẩm mỹ. Nên chọn những chậu cây có kích thước vừa phải, không quá lớn hoặc quá nhỏ.

Làm sạch không khí

Không chỉ mang lại nhiều may mắn và vận khí cho gia chủ, cây ngọc ngân còn giúp làm sạch không khí hiệu quả. Thông qua việc hấp thu những chất độc, khói bụi có thể ảnh hưởng tới con người, bảo vệ không gian luôn thoáng đãng, trong lành và không có bụi bặm. 

Sử dụng làm quà tặng

Giống cây này còn là một món quà tặng vô cùng ý nghĩa vào những dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm. Thay lời chúc về sự may mắn, thành công và thịnh vượng tới người nhận.

Ngọc ngân giúp làm đẹp không gian và thanh lọc không khí
(Ngọc ngân giúp làm đẹp không gian và thanh lọc không khí)

4. Phân loại Cây ngọc ngân

Một số giống cây Ngọc ngân chính có trên thị trường hiện nay bao gồm: Ngọc ngân lá xanh đốm trắng và Ngọc ngân lá đỏ. Ngoài ra còn có cây Ngọc ngân hồng - tên gọi khác của cây vạn lộc đỏ (các bạn tham khảo tại bài viết về Cây vạn lộc tại đây):

4.1. Ngọc ngân lá xanh đốm trắng

Đây là giống ngọc ngân được trồng phổ biến nhất, có thể đặt ở các không gian khác nhau như trong nhà, văn phòng, cửa hàng,...Đặc điểm chính của giống cây này là phần lá có đốm xanh trắng, kích thước thân vừa phải và có thể trồng lâu năm.

Ngọc ngân lá xanh đốm trắng
(Ngọc ngân lá xanh đốm trắng)

4.2. Ngọc ngân lá đỏ

Ngọc ngân lá đỏ có phần lá màu xanh xen kẽ với đỏ vô cùng bắt mắt. Trên thực tế giống cây này có những đặc điểm thân và rễ giống với ngọc ngân thông thường, chỉ có sự khác biệt về phần lá. Vẫn được sử dụng để trang trí là chính.

Ngọc ngân lá đỏ trồng cùng chậu với ngọc ngân lá xanh đốm trắng
(Ngọc ngân lá đỏ trồng cùng chậu với ngọc ngân lá xanh đốm trắng)

4.3. Ngọc ngân thủy sinh

Ngọc ngân thủy sinh là giống cây đang rất được yêu thích, không giống những cây thông thường được đặt trong chậu, khi trồng thủy sinh ngọc ngân sẽ được ngâm trong nước. Điều này khiến cho phần rễ của cây có sự phát triển mạnh mẽ hơn, những đặc điểm còn lại hầu như không có thay đổi nhiều so với giống cây thông thường.

Một chậu ngọc ngân thủy sinh
(Một chậu ngọc ngân thủy sinh)

5. Cây ngọc ngân có ra hoa không, hoa có độc không?

Khi được trồng trong một môi trường thích hợp cũng như có chế độ chăm sóc tốt, cây ngọc ngân có thể cho ra hoa sau từ 2 - 3 năm trồng. Tuy nhiên tỷ lệ ra hoa của giống cây này không quá cao, hoa có màu trắng và cụp nhẹ, hầu như không có mùi, thường có độ bền trung bình từ 5 - 7 ngày. 

Ở hầu hết các bộ phận trên thân của cây ngọc ngân đều chứa một hàm lượng độc tố nhất định tuy nhiên không cao. Khi tiếp xúc với thành phần chứa độc tố bạn sẽ gặp phải biểu hiện như đau cổ, khó thở hoặc nôn mửa. Lúc này cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Hoa của cây ngọc ngân
(Hoa của cây ngọc ngân)

6. Cách nhân giống Cây ngọc ngân

Phương pháp nhân giống ngọc ngân được áp dụng nhiều nhất ở thời điểm hiện tại là giâm cành và tách bụi. Cách thực hiện không quá khó nên bạn cũng có thể làm được thông qua hướng dẫn dưới đây.

Giâm cành Cây ngọc ngân như thế nào?

Có thể nhân giống dễ dàng bằng ngọn cây. Đối với một ngọn cây được chọn nhân giống, khi cắt thì chọn ngọn cây mang theo 3-5 lá. Rễ sẽ nhanh chóng phát triển trong điều kiện đầy đủ đất, nước, ánh sáng. Cách nhân giống này đảm bảo tỉ lệ thành công rất cao. Nếu trồng trong nước (hoàn toàn không có đất) thì cũng đạt kết quả tương tự nhưng cần chú ý đến nhiệt độ nước khoảng 24 độ. Tránh ánh sáng trực tiếp và duy trì độ ẩm tương đối. Sau 4 đến 6 tuần, ngọc ngân sẽ phát triển bình thường.

Nhân giống ngọc ngân bằng phương pháp giâm cành
(Nhân giống ngọc ngân bằng phương pháp giâm cành)

Phương pháp tách bụi Cây ngọc ngân

Nên chọn những chậu cây khỏe, không sâu bệnh, có bộ rễ phát triển. Khi tiến hành hãy tách những cụm từ 3 - 5 cây. Sau đó cho vào bầu đất và để sau 15 - 20 ngày là có thể đem đi trồng.

Tách cụm và trồng ngọc ngân vào bầu
(Tách cụm và trồng ngọc ngân vào bầu)

7. Cách trồng Cây ngọc ngân thủy sinh

Bước 1: Chuẩn bị chậu và cây

Bạn cần phải chuẩn bị chậu phù hợp với khả năng sinh trưởng của cây. Nhưng nếu muốn ngắm nhìn toàn bộ vẻ đẹp kiêu sa của Cây ngọc ngân đặc biệt là bộ rễ của nó thì nên trồng cây trong chậu thủy tinh trong suốt. Chọn cây bố mẹ đã trồng trong đất khỏe mạnh, không sâu bệnh. Vẫn còn đất ở phần bộ rễ.

Bước 2: Pha dung dịch dinh dưỡng thủy canh

Để cây phát triển tốt trong môi trường nước cần thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây thuỷ canh. Nước để pha chế với dung dịch thủy canh phải đảm bảo là nước sạch (pH khoảng 6.0 - 6.8).

Sau đó rửa sạch bình thủy tinh và tiến hành pha 15ml dung dịch thủy canh, thủy sinh Hydroponic cho 1 lít nước sạch.

Bước 3: Trồng cây

Dùng kéo nhẹ nhàng tách 2 -3 cây con ra khỏi bụi lớn. Nên sử dụng kéo hoặc dao sắc bén để không bị thối ở phần tách. làm cây không hấp thu được chất dinh dưỡng. Sau đó, để chúng ở nơi thoáng mát.

Sau đó nhẹ nhàng tách đất khỏi bộ rễ của cây và rửa sạch. Cho đến khi bộ rễ của cây không còn đất và rễ cây có màu trắng. Nên rửa sạch rễ bằng vòi nước để những tế bào bám trên cây bị loại bỏ. Sẽ làm cho rễ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn trong môi trường thủy sinh.

Cho phần cây đã rửa sạch rễ vào lọ thủy tinh.  Rồi đổ nước cho đến khi ngập hết bộ rễ của cây. Không nên đổ nước trực tiếp vào thân cây. Sẽ dễ làm nát cây. Có thể sử dụng thêm một vài viên đá ngũ sắc để trang trí cây thêm sinh động.

Nên thay nước 5 ngày một lần và kèm theo rửa bộ rễ cho cây. Để đảm bảo cây được nhận chất dinh dưỡng tốt từ rễ.

Trồng và chăm sóc ngọc ngân thủy sinh
(Trồng và chăm sóc ngọc ngân thủy sinh)

8. Cách trồng và chăm sóc Cây ngọc ngân

Đất trồng

Đất trồng cây phải giàu chất dinh dưỡng, thoáng khí, giữ ẩm tốt và cần một độ pH có tính axit nhẹ (5,0-6,5). Có thể tạo hỗn hợp đất bao gồm sơ dừa, mùn cưa, dạ lúa ủ lâu ngày được trộn với đất phù xa. Nguồn đất này giúp cây phát triển rất tốt và bền vững.

Ánh sáng

Cây cần đủ ánh sáng nhưng không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp, và các nguồn nhiệt như lò sưởi,... Đây là loài cây chịu nắng tốt nhất trong các loài cây lá màu. Nhưng quá nhiều ánh sáng sẽ gây ra lá chuyển sang màu vàng và khô.

Lá cây chứa nhiều sắc tố nên nếu bạn trồng cây trong nhà chỉ có ánh sáng điện huỳnh quang thì thỉnh thoảng cần mang cây ra hứng nắng mặt trời, sẽ mang lại màu sắc đẹp hơn cho cây. Thời điểm đón nắng thích hợp nhất là buổi sáng đến 10h và chiều tối.

Nhiệt độ

Cách trồng cây ngọc ngân thích hợp là để cây ở nhiệt độ từ 20°C đến 30°C. Khi nhiệt độ xuống đến 10°C, cây sẽ bắt đầu rụng lá và có thể chết. Do đó khi trồng cây vào mùa lạnh, cần chú ý bật đèn cho cây để có thể chống chịu lại thời tiết. Cây cần độ ẩm tương đối phải được giữ cao vì vậy bạn nên phun lá thường xuyên.

Nước

Vào mùa hè, cần tưới nước cho cây 2 ngày/lần đối với cây để ngoài trời, 1 tuần/lần nếu trồng trong nhà. Vào mùa đông, hay trời mưa cần hạn chế lượng nước cũng như số lần tưới nước cho cây. Tránh để cây ngập úng, thừa nước sẽ dẫn đến thối rễ.

Bón phân

Để lá không bị vàng và cây còi cọc, cần cung cấp dinh dưỡng thường xuyên bằng cách bón phân vô cơ hòa tan 2 tuần/lần. Bạn cũng có thể gia giảm còn 1 tháng/lần.

Sâu bệnh gây hại

Cây thường bị tấn công bởi ve nhện, badnaviruses, rệp, nấm. Có thể phòng trị các loài gây hại này bằng thuốc bảo vệ thực vật thông thường.

***

Nông sản TV, một thành viên của Trang trại chú Tăng, đã hợp tác cùng bà con, những nhà vườn uy tín để cung cấp các loại: cây xanh công trình; cây nội thất; cây trang trí ngoài trời; hoa theo mùa; cây bóng mát; cây ăn quả,... sỉ, lẻ, số lượng lớn, có tư vấn và giao hàng toàn quốc. Chúng tôi cũng nhận thi công, tư vấn thi công cây xanh cho công trình sân vườn, khu nghỉ dưỡng, homestay, khách sạn, quán cafe,...

Quý khách có nhu cầu cây xanh, cây bóng mát, cây ăn trái, vui lòng liên hệ với Nông sản TV theo thông tin chi tiết:

  • Địa chỉ: Trại ếch chú Tăng tại Đội 5 thôn Kiến Phong, xã Đồng Thái, huyện An Dương, tp. Hải Phòng (Gmaps/trại ếch chú Tăng)
  • Điện thoại: Mrs Huế - 0987.979.464 | Anh Lập - 0911.16.07.84

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn