Cây thường xuân

(NSTV) - Cây thường xuân là cây dây leo được trồng rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam. Nhờ sở hữu vẻ đẹp mỏng manh, mềm mại cùng công dụng tuyệt vời cho sức khỏe cũng như phong thủy, dây thường xuân được trồng trong nhiều gia đình.

Thường xuân, một loại cây nhiều công dụng
(Thường xuân, một loại cây nhiều công dụng)

Thông tin cây:

  • Tên: Cây thường xuân (dây thường xuân, dây lá nho, dây vạn niên, dây nguyệt quế,...)
  • Tên khoa học: Hedera Helix
  • Tên tiếng Anh: Common Ivy, English Ivy, European Ivy, hoặc đơn giản là Ivy
  • Họ thực vật: Araliaceae
  • Nguồn gốc xuất xứ: Tây Á và Châu Âu
  • Chiều cao cây: Rất dài
  • Dạng thân cây: Thân gỗ, đốt thân có rễ
  • Hình thái lá: Lá mọc cách, cuống lá dài 2- 10cm. Các lá ở dưới có xu hướng xẻ thùy và các lá phía trên có xu hướng mép nguyên. Mặt trên lá có màu xanh lá cây đậm hơn và bóng hơn mặt dưới lá, và đôi khi loang lổ các màu trắng hoặc kem
  • Hình thái hoa: Hoa nhỏ được bố trí trong các cụm với tất cả các cuống hoa xuất phát từ một điểm. Một hoặc nhiều các cụm được sắp xếp thành cụm lớn hơn. Mỗi bông hoa có 5 cánh hoa màu vàng xanh, dài 3 – 5 mm, không có lá đài rõ ràng. Hoa thường xuân có 5 nhị hoa và 5 vòi nhụy được hợp nhất từng phần dài khoảng 1.5 mm
  • Kì nở hoa: Từ tháng 5 - tháng 8
  • Hình thái quả: Quả tròn, đường kính 5 – 10 mm chứa 2 – 3 hạt màu trắng
  • Tốc độ sinh trưởng: Nhanh
  • Khí hậu lý tưởng: Cây thích khí hậu nóng ẩm, đầy đủ ánh sáng, kỵ nắng gắt
  • Loại hình sử dụng: Được trồng chậu làm cây nội thất trang trí bàn làm việc, phòng khách, sảnh, hành lang, cửa sổ,... hoặc trồng chậu treo, trồng hàng rào,...
  • Loại + Đơn giá: Chậu lớn (LH: 0987979464) | Chậu nhỏ (LH: 0987979464) | Bầu cây (LH: 0987979464)

Thường xuân lá xanh quanh năm, tạo không gian mướt mát
(Thường xuân lá xanh quanh năm, tạo không gian mướt mát)

1. Nguồn gốc, ý nghĩa Cây thường xuân

Cây thường xuân còn được gọi dưới nhiều tên khác như: dây thường xuân, dây lá nho, dây vạn niên, dây nguyệt quế. Loài cây này có tên khoa học là Hedera Helix. Cây thường xuân có nguồn gốc từ Tây Á và Châu Âu. Hiện nay, cây đã được trồng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cây thường xuân có ý nghĩa phong thủy rất độc đáo. Theo tương truyền, cây thường xuân giúp xua đuổi những đen đủi, vận hạn cho gia chủ, từ đó mang lại bình an, may mắn, tài lộc, sinh sôi nảy nở. 

Ngoài ra, cây thường xuân còn tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh hằng của tuổi trẻ. Do đó, loài cây này thường được dùng để làm quà tặng ý nghĩa dành cho bạn bè, người thân trong các dịp quan trọng.

Xuất phát từ Tây Á, châu Â, thường xuân ngày nay được trồng khá rộng rãi
(Xuất phát từ Tây Á, châu Â, thường xuân ngày nay được trồng khá rộng rãi)

2. Đặc điểm của Cây thường xuân

Cây thường xuân thuộc loại cây leo với chiều dài có thể lên tới 20-30m khi phát triển ở những khu vực, bề mặt thích hợp như trên cây cối, vách đá, bờ tường. Cây đặc biệt ưa những nơi ẩm ướt, râm mát và không chịu được ánh nắng quá gay gắt. Cây có hệ thống rễ nhiều, các rễ con leo lên nhờ bám chắc vào các vật thể. Cây có khả năng sinh trưởng tốt, có thể tái sinh sau khi bị chặt.

Thường xuân leo tường
(Thường xuân leo tường)

Lá thường xuân là lá đơn dài khoảng 50-100mm, mọc so le, phiến lá phân thùy, gân hình chân vịt. Cuống lá dài từ 15-20mm. Lá Thường xuân có hai loại: lá lúc non khá nhỏ, có lông và thường có chia thùy. Lá ở giai đoạn trưởng thành sẽ có hình bầu dục, to hơn và mọc thành chùm.

Cây thường xuân ra hoa vào khoảng tháng 5 - tháng 8, hoa có đường kính từ 3 – 5cm, màu lục trắng hoặc trắng vàng. Mật của hoa được xem như một nguồn thực phẩm quan trọng vào cuối mùa thu cho ong và các loại côn trùng khác.

Hoa thường xuân
(Hoa thường xuân)

Quả là dạng quả hạch tròn, khi chín có màu tím đen. Quả thường chín vào cuối mùa đông (tháng 9 -11) và là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài chim.

Quả thường xuân
(Quả thường xuân)

3. Tác dụng của Cây thường xuân

Cây thường xuân có rất nhiều công dụng như: làm sạch không khí, trang trí không gian sống, làm quà tặng và có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.

3.1. Cây thường xuân giúp thanh lọc không khí

Ngoài tốt cho phong thủy, trồng cây thường xuân còn giúp thanh lọc không khí. Cụ thể, cây hấp thụ những chất có hại cho sức khỏe con người như aldehyde formic, benzen, phenol, từ đó ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.

3.2. Cây thường xuân làm cây cảnh và quà tặng

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ tạo các mảng tường hay hàng rào thu hút với lớp lá màu xanh đẹp mắt, cây thường xuân giúp trang trí cho ngôi nhà và tạo bóng mát xung quanh.

Ngoài ra, cây thường xuân có thể trồng trong nhà giúp lọc không khí và mang đến tài lộc, sự may mắn nên đây cũng là một món quà rất ý nghĩa tặng cho bạn bè, người thân.

3.3. Lá thường xuân giúp chữa bệnh hiệu quả

Bộ phận được dùng làm thuốc chữa bệnh của cây thường xuân là rễ, thân, lá và quả, có thể dùng tươi hay phơi khô để dùng lâu dài.

Một số thành phần hóa học trong cây Thường xuân mang lại tác dụng chữa bệnh như: Saponin (chiếm khoảng 4 – 5%): Hedera Saponin B, Hedera Saponin C, Hederasaponin D là 3 saponin chính và một lượng nhỏ α-hederin (có vai trò quan trọng trong hiệu quả long đờm, làm dịu cơn ho). Chất Hederasaponin C khi vào cơ thể được chuyển hóa thành α-hederin và tạo tác dụng tương tự. Ngoài ra còn có các thành phần khác như Flavonoid, alkaloid, chất béo, dẫn xuất của acid phenolic.

Với những thành phần trên, cây thường xuân được đánh giá cao về các tác dụng như sau:

  • Giảm ho: lá thường xuân được biết đến với công dụng điều trị hiệu quả bệnh hen suyễn, viêm phế quản, đặc biệt là tình trạng ho ở trẻ em. Bên cạnh đó, dịch chiết từ lá dược liệu này có tác dụng long đờm tốt tương tự như acetylcysteine.
  • Chống viêm và chống oxy hóa: dịch chiết từ lá thường xuân chứa các chất chống oxy hóa có khả năng giảm lượng đường trong máu do. Các nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng chống viêm ở tế bào phổi người và ức chế giải phóng chất gây viêm interleukin-6. Nhờ đó, ngăn chặn quá trình viêm.
  • Hỗ trợ chăm sóc da: lá thường xuân có thể giảm đau và nhiễm trùng của các vết bỏng trên da . Cũng nhờ tính kháng khuẩn, dược liệu này giúp giảm bớt sự đau đớn khó chịu do các bệnh vẩy nến, mụn trứng cá, chàm da...
  • Giúp giải độc: dùng chiết xuất lá thường xuân thường xuyên giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn, thanh lọc cơ thể và đào thải độc tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về hiệu quả chữa bệnh của cây thường xuyên vẫn cần thêm thời gian thực nghiệm để trở thành chỉ định phổ biến.

Lưu ý: Tác dụng dược liệu chỉ mang tính tham khảo. Nông Sản TV không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý cũng như độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia.

Cây thường xuân có nhiều công dụng tuyệt vời
(Cây thường xuân có nhiều công dụng tuyệt vời)

4. Tác hại (có thể có) của cây thường xuân

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng cây thường xuân, bạn cũng cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Cây thường xuân có thể gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc, phát ban dị ứng trên da. Đã có một số trường hợp bị những phản ứng này khi cắt tỉa cây thường xuân trong vườn.
  • Một số người có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy khi dùng lá thường xuân. Tuy nhiên các nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít và chưa được đào sâu.
  • Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thường xuân để trị bệnh, đặc biệt là nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú.

Lưu ý vài tác dụng phụ khi dùng thường xuân
(Lưu ý vài tác dụng phụ khi dùng thường xuân)

5. Phân loại Cây thường xuân

Dựa vào màu sắc lá thường xuân, cây thường xuân được chia thành 2 loại gồm thường xuân xanh và thường xuân cẩm thạch:

5.1. Thường xuân xanh

Lá thường xuân xanh là giống phổ biến nhất hiện nay, cây chỉ có một màu xanh, xanh nhạt khi non và xanh đậm khi già.

Thường xuân xanh
(Thường xuân xanh)

5.2. Thường xuân cẩm thạch

Lá thường xuân cẩm thạch có 2 màu pha trộn gồm xanh - trắng hoặc xanh - vàng nhạt.

Thường xuân cẩm thạch
(Thường xuân cẩm thạch)

6. Cách nhân giống Cây thường xuân

Có 2 phương pháp nhân giống cây thường xuân rất đơn giản, đó là giâm cành trong chậu đất, ươm cành non trong nước:

  • Giâm cành trong chậu đất: Bạn chỉ cần cắt một cành thường xuân non khỏe mạnh sau đó giâm cành vào chậu đất.
  • Ươm cành non trong nước: Bạn cắt cành non khỏe mạnh, sau đó cho cành vào nước đến khi ra rễ thì trồng vào chậu cây.

Nhân giống thường xuân bằng phương pháp cắm cành
(Nhân giống thường xuân bằng phương pháp cắm cành)
Nhân giống thường xuân bằng phương pháp ươm cành non trong nước
(Nhân giống thường xuân bằng phương pháp ươm cành non trong nước)

7. Cách trồng Cây thường xuân

Cây thường xuân có thể trồng trên đất hoặc trồng thủy sinh khá đơn giản. Bạn chỉ cần chú ý một số điều sau thì cây sẽ phát triển rất xanh tốt.

Trồng trên đất

  • Chuẩn bị dụng cụ: Chậu cây, xẻng trồng cây.
  • Chuẩn bị đất trồng: Bạn nên chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Đất cần được bổ sung một số loại phân lót (phân chuồng, phân NPK,..) trước khi trồng.
  • Cây giống: Bạn nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, héo úa.
  • Cách trồng cây: Bạn đổ đất vào chậu, cách miệng khoảng 5cm. Sau đó, bạn cắt 1 đoạn cành non khoảng 10cm, tỉa bớt lá phía dưới rồi cắm vào đất. Dùng tay nén chặt đất xung quanh gốc để cây đứng vững. Ngoài ra, bạn có thể giâm cành non vào nước sạch, sau khi cây ra rễ mới thì trồng vào chậu đất đã chuẩn bị.

Lưu ý: Sau khi trồng, cần để chậu thường xuân ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gắt chiếu trực tiếp.

Trồng cây thường xuân khá dễ dàng
(Trồng cây thường xuân khá dễ dàng)

Trồng cây thủy sinh

  • Cách trồng thường xuân thủy sinh cực kỳ đơn giản: Bạn chỉ cần cắt 1 cành non, sau đó cho vào nước, bổ sung thêm dung dịch thủy canh để cây sinh trưởng tốt.

8. Cách chăm sóc Cây thường xuân

Sau khi trồng, bạn chăm sóc cây thường xuân như sau:

  • Tưới nước: Bạn nên tưới nước 1 lần/ngày để cây đủ độ ẩm phát triển. Đối với cây trồng thủy sinh, bạn có thể thêm nước đã hòa dung dịch thủy canh khi thấy nước đã cạn để cây đủ dưỡng chất phát triển.
  • Ánh sáng: Cây thường xuân không ưa nắng chiếu gay gắt. Do đó, bạn có thể đặt chậu thường xuân gần cửa sổ hoặc hiên nhà thoáng mát. Nếu để trong phòng thì bạn nên cho cây tắm nắng 2 giờ vào sáng sớm, 2 - 3 lần/tuần để cây cứng cáp hơn.
  • Bón phân: Bạn nên bón phân định kỳ 1 lần/tháng để cây đủ dưỡng chất để sinh trưởng. Với cây thủy sinh, bạn chú ý bổ sung dung dịch thủy canh đều đặn.
  • Cắt tỉa: Bạn có thể tỉa cây thường xuyên, loại bỏ lá vàng, già để cây luôn xanh tốt và giữ được kích thước mong muốn.
  • Phòng bệnh: Cây thường xuân có thể bị bệnh đốm loang hoặc sâu cuốn lá tấn công. Bạn có thể mua các loại thuốc đặc trị để chữa cho cây khỏe mạnh.

Những chậu thường xuân giống
(Những chậu thường xuân giống)

***

Nông sản TV, một thành viên của Trang trại chú Tăng, đã hợp tác cùng bà con, những nhà vườn uy tín để cung cấp các loại: cây xanh công trình; cây nội thất; cây trang trí ngoài trời; hoa theo mùa; cây bóng mát; cây ăn quả,... sỉ, lẻ, số lượng lớn, có tư vấn và giao hàng toàn quốc. Chúng tôi cũng nhận thi công, tư vấn thi công cây xanh cho công trình sân vườn, khu nghỉ dưỡng, homestay, khách sạn, quán cafe,...

Quý khách có nhu cầu cây xanh, cây bóng mát, cây ăn trái, vui lòng liên hệ với Nông sản TV theo thông tin chi tiết:

  • Địa chỉ: Trại ếch chú Tăng tại Đội 5 thôn Kiến Phong, xã Đồng Thái, huyện An Dương, tp. Hải Phòng (Gmaps/trại ếch chú Tăng)
  • Điện thoại: Mrs Huế - 0987.979.464 | Anh Lập - 0911.16.07.84

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn