(NSTV) - Cây trúc Nhật sở hữu vẻ ngoài mảnh mai và thanh nhã, vì vậy loài cây này thường được rất nhiều người yêu thích. Cây được trồng nhiều với mục đích trang trí và làm cảnh để tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Thông tin cây:
- Tên: Cây trúc Nhật (Phất Dụ Trúc, Trúc Phất Dụ)
- Tên khoa học: Dracaena surculosa
- Tên tiếng Anh: Gold dust Dracaena, Spotted Dracaena
- Họ thực vật: Asparagaceae
- Nguồn gốc xuất xứ: Các nước Châu Phi và các vùng nhiệt đới của Trung Mỹ, miền Nam Châu Á
- Chiều cao cây: Có chiều cao 0,5 - 1m
- Dạng thân cây: Thường mọc thành các bụi và có rất nhiều nhánh nhỏ, nhánh vươn thẳng đứng
- Hình thái lá: Có hình thoi và thuôn dài ở hai bên đầu, nhìn giống với lá tre nhưng mềm và bóng hơn, có nhiều màu như xanh, đốm và sọc
- Hình thái hoa: Khi nở có màu trắng và thường mọc thành từng chùm
- Kì nở hoa: -
- Hình thái quả: Quả mọng tròn có màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ
- Tốc độ sinh trưởng: Nhanh
- Khí hậu lý tưởng: Cây ưa bóng mát vì vậy bạn nên đặt cây tại các vị trí có ánh sáng nhẹ và không quá gay gắt
- Loại hình sử dụng: Cây được trồng nhiều với mục đích trang trí và làm cảnh để tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà,...
- Loại + Đơn giá: Chậu lớn (LH: 0987979464) | Chậu nhỏ (LH: 0987979464) | Bầu cây (LH: 0987979464)
1. Nguồn gốc, ý nghĩa Cây trúc Nhật
Cây trúc Nhật thuộc họ nhà tre có tên gọi trong khoa học là Dracaena surculosa. Loài cây này có nguồn gốc từ các nước Châu Phi và các vùng nhiệt đới của Trung Mỹ, miền Nam Châu Á.
Trong phong thủy phong thủy cây trúc Nhật là cây thân cao và mảnh mai, đại diện cho sự ngay thẳng và bản lĩnh tuy nhiên cũng không kém phần mềm mại và thanh nhã. Cây thường được trồng nhiều trong các chậu men sứ trắng để tôn lên vẻ đẹp cũng như khẳng định lối sống thanh cao của một người quân tử.
Cây có sức sống rất mãnh liệt, cây có thể xanh tốt quanh năm trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. Chính vì vậy loài cây này còn được xem là biểu tượng của sự kiên cường và bất khuất luôn đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng chữ 'trúc' gần giống với 'chúc' thể hiện ý nghĩa của sự chúc phúc những điều tốt đẹp.
2. Đặc điểm của Cây trúc Nhật
Cây có một số đặc điểm hình thái bên ngoài nổi bật như:
- Trúc Nhật thường mọc thành các bụi và có rất nhiều nhánh nhỏ, nhánh vươn thẳng đứng.
- Mỗi cây sẽ cao từ 0,5 - 1m, phần thân cây chia thành các đối giống với cây tre.
- Lá của trúc Nhật cảnh có hình thoi và thuôn dài ở hai bên đầu, nhìn giống với lá tre nhưng mềm và bóng hơn.
- Lá trúc Nhật có nhiều màu khác nhau như: xanh, đốm và sọc.
- Hoa trúc Nhật khi nở có màu trắng và thường mọc thành từng chùm
- Các chùm hoa chụm lại ở đỉnh có phần cuống vươn ra xa, hoa khi tàn sẽ cho các quả non nhỏ có màu xanh.
3. Tác dụng của Cây trúc Nhật
Cây trúc Nhật khi trồng mang đến rất nhiều lợi ích nổi bật như:
- Cây có vẻ ngoài đẹp, mảnh mai rất phù hợp cho nhiều không gian kiến trúc khác nhau.
- Cây đều có thể trồng đất hoặc thủy sinh và chiếm rất ít diện tích.
- Cây có màu xanh mướt tràn đầy sức sống mang đến cảm giác mát mắt góp phần làm cho không gian thêm sinh động hơn.
- Ngoài trồng nội thất thì cây còn được trồng tại sân vườn hoặc các công viên,...
- Cây giúp điều hòa và thanh lọc không khí rất tốt. Trồng một chậu cây này trong gia đình vào mùa hè sẽ giúp các thành viên cảm thấy dễ chịu và xua tan đi được sự nóng bức.
- Cây giúp mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.
4. Phân loại Cây trúc Nhật
Hiện nay cây trúc Nhật được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Bên dưới đây là một số loại mà bạn có thể hay gặp như:
4.1. Trúc Nhật vàng
Cây trúc Nhật vàng là loại cây có lá với các đốm màu vàng hoặc lá có các vết loang. Khi nhìn bạn có thể phân biệt dễ dàng loại cây này những dòng trúc Nhật khác. Bởi màu sắc của cây có lá khác biệt hoàn toàn. Ngoài ra, trúc Nhật vàng cũng có nhiều đặc điểm về thân, cành và cả hoa đều giống với những loại trúc Nhật khác.
4.2. Trúc Nhật xanh
trúc Nhật xanh thuộc dạng cây thân thảo, cây cùng họ với trúc tre vì vậy thân của nó nhìn rất giống với các loại cây tre, trúc. Thân của cây có dạng khối trụ tròn, trên thân có các đốt với kích thước dài và ngắn tùy vào từng vị trí khác nhau. Thân cây có chiều cao và rộng, đường kính tương đối nhỏ. Cây có thể cao từ 50cm đến 1m với chiều rộng của đường kính từ 2 đến 4cm.
4.3. Trúc Nhật mini
trúc Nhật mini thường được trồng nhiều để làm cây cảnh trang trí trong nhà cửa, văn phòng, bàn làm việc. Cây mang đến một không gian xanh mát và môi trường sống trong lành. Loại cây này có kích thước tương đối nhỏ nên rất thích hợp trồng tại các vị trí như: ban công, hành lang, bàn làm việc... Cây giúp thanh lọc không khí và khử khí độc hại giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người trồng.
4.4. Trúc Nhật đốm
Cây trúc Nhật đốm có tốc độ sinh trưởng khá chậm, cây có chiều cao trung bình từ 30 - 50cm. Khi được chăm sóc trong điều kiện tốt cây có thể phát triển được đến chiều cao 1m. trúc Nhật đốm là cây ưa bóng râm vì vậy có thể trồng được trong nhà. Cây thường mọc thành các bụi như Trúc Sậy, thân cây chia ra thành nhiều nhánh nhỏ và mọc thẳng đứng. Hoa của cây thường mọc thành từng cụm và tập trung chủ yếu tại đầu nhánh.
4.5. Trúc Nhật sọc nữ hoàng
Trúc Nhật sọc hay còn gọi là trúc nữ hoàng là loại cây cảnh nhìn rất lạ mắt, cây có tên khoa học là Dracaena godseffiana. Phần thân cây nhìn rất giống với các dòng trúc Nhật thông thường. Lá của cây có màu xanh sẫm và có một vệt trắng ở giữa lá nhìn rất độc đáo. Các vết sọc trắng này không phải là sọc thẳng mà chúng không có hình dạng cụ thể. Mỗi lá lại có các vết sọc trắng khác nhau, ngoài ra chúng còn có các đốm trắng nhỏ nhìn khá bắt mắt.
4.6. Cây trúc Nhật thủy sinh
Cây trúc Nhật còn được trồng thủy sinh, cây khi được trồng trong nước nên trồng trong các bình thủy tinh. Khác với những loại cây trồng trong nước có đặc điểm là rễ màu trắng. Rễ của trúc Nhật khi trồng thủy sinh có màu xám. Chính vì lý do này mà cây rất ít khi được chọn trồng thủy sinh.
5. Cây trúc Nhật ra hoa, quả có ý nghĩa gì?
Cây trúc Nhật không chỉ là một loại cây cảnh được rất nhiều người yêu thích trồng trong nhà, văn phòng. Cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp giúp cho người trồng gặp được nhiều may mắn và ngăn chặn những khí xấu vào trong nhà.
Rất nhiều người thường quan niệm rằng khi trúc Nhật ra hoa và quả tức là gia chủ sắp gặp được may mắn và tài lộc. Chính vì vậy, nếu bạn thấy cây trúc Nhật của mình sắp ra hoa và quả thì đây là một điềm báo may mắn.
6. Cách nhân giống Cây trúc Nhật
Để nhân giống cây trúc Nhật có hai phương pháp phổ biến: tách bụi và giâm cành. Phương pháp tách bụi sẽ giúp bạn nhân giống dễ dàng mà không làm ảnh hưởng nhiều đến bộ rễ của cây. Phương pháp giâm cành cho tỉ lệ sống kém hơn phương pháp tách bụi nên ít người áp dụng phương pháp này.
6.1. Nhân giống bằng phương pháp tách bụi
- Chọn bụi cây trúc Nhật vẫn đang xanh tốt khỏe mạnh
- Cho cả cây và đất ra khỏi chậu trồng cây. Nhẹ nhàng giũ bớt đất ra khỏi rễ
- Dùng một con dao sắc tách nhẹ bụi cây trúc Nhật thành từng khóm nhỏ có 3 – 4 cây
- Sau khi tách được thành các bụi nhỏ, các bạn trồng lại các bụi nhỏ này vào chậu
- Để chậu cây nơi mát mẻ và tưới ẩm cho đất như khi chăm sóc cây thông thường là được
6.2. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
- Chọn các thân cây trúc Nhật khỏe mạnh không quá già cũng không quá non
- Dùng dao hoặc kéo sắc cắt cành trúc Nhật dài khoảng 20 – 30 cm sau đó ngâm trong dung dịch kích thích tạo rễ khoảng 30 phút
- Vớt cành trúc Nhật ra để ráo nước rồi trồng cành đó xuống đất sao cho gốc trồng dưới đất sâu ít nhất 10cm
- Sau khi trồng, để chậu cây vào nơi mát mẻ và tưới nước giữ ẩm cho đất mỗi ngày một lần
- Sau khoảng 25 – 30 ngày cây sẽ ra rễ mới và bắt đầu đâm mầm
- Đánh cây ra trồng vào chậu riêng để cây phát triển tốt hơn
7. Cách trồng và chăm sóc Cây trúc Nhật
Đất trồng
Cây có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên bạn nên lưu ý chọn đất có nhiều dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt để tránh ngập úng.
Ánh sáng
Trúc Nhật là loại cây ưa bóng mát vì vậy bạn nên đặt cây tại các vị trí có ánh sáng nhẹ và không quá gay gắt. Có thể tắm nắng cho cây vào buổi sáng sớm hoặc khi chiều mát.
Nước tưới
Không nên tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ cung cấp một lượng vừa phải để tránh bị ngập úng rễ.
Phân bón
Mỗi tháng nên bón bổ sung phân vi sinh hoặc phân hữu cơ cho cây. Khi thấy cây bị rụng lá hoặc bị khô héo bạn nên chăm sóc kỹ hơn để cây phục hồi nhanh chóng.
Sâu bệnh
Phấn trắng là bệnh thường hay gặp trên cây trúc Nhật. Khi phát hiện cây gặp phải bệnh này bên nên dùng khăn lau sạch hết bụi phấn và có thể dùng thêm thuốc trừ sâu khi bị sâu bệnh.
***
Nông sản TV, một thành viên của Trang trại chú Tăng, đã hợp tác cùng bà con, những nhà vườn uy tín để cung cấp các loại: cây xanh công trình; cây nội thất; cây trang trí ngoài trời; hoa theo mùa; cây bóng mát; cây ăn quả,... sỉ, lẻ, số lượng lớn, có tư vấn và giao hàng toàn quốc. Chúng tôi cũng nhận thi công, tư vấn thi công cây xanh cho công trình sân vườn, khu nghỉ dưỡng, homestay, khách sạn, quán cafe,...
Quý khách có nhu cầu cây xanh, cây bóng mát, cây ăn trái, vui lòng liên hệ với Nông sản TV theo thông tin chi tiết:
- Địa chỉ: Trại ếch chú Tăng tại Đội 5 thôn Kiến Phong, xã Đồng Thái, huyện An Dương, tp. Hải Phòng (Gmaps/trại ếch chú Tăng)
- Điện thoại: Mrs Huế - 0987.979.464 | Anh Lập - 0911.16.07.84