Cây vạn lộc

(NSTV) - Cây vạn lộc là một loại cây cảnh được trồng nhiều với mục đích trang trí và làm cảnh. Bên cạnh đó, loài cây này còn được đánh giá cao về khả năng thanh lọc không khí.

Cây vạn lộc, loại cây nội thất ý nghĩa
(Cây vạn lộc, loại cây nội thất ý nghĩa)

Thông tin cây:

  • Tên: Cây vạn lộc (cây thiên phú)
  • Tên khoa học: Aglaonema Commutatum
  • Tên tiếng Anh: Silver Queen
  • Họ thực vật: Araceae
  • Nguồn gốc xuất xứ: Philipine và đông bắc Sulawesi
  • Chiều cao cây: Có chiều cao trung bình từ 30 đến 70cm
  • Dạng thân cây: Thân thảo
  • Hình thái lá: Lá cây vạn lộc rất to và mỏng có hình dáng bầu dục nhọn về phần đầu. Màu sắc của lá rất bắt mắt và sặc sỡ
  • Hình thái hoa: Hoa được bao bọc bởi những chiếc lá non xanh ở bên ngoài. Búp hoa có màu trắng tinh khiết, dạng hình trụ
  • Kì nở hoa: -
  • Hình thái quả: -
  • Tốc độ sinh trưởng: Nhanh
  • Khí hậu lý tưởng: Không đòi hỏi nhiều ánh sáng, tránh đặt cây tại những nơi có ánh sáng quá gắt
  • Loại hình sử dụng: Trồng trong các chậu nhỏ hoặc trồng thuỷ sinh với mục đích để trang trí cho bàn làm việc, cửa sổ, phòng khách,...
  • Loại + Đơn giá: Chậu lớn (LH: 0987979464) | Chậu nhỏ (LH: 0987979464) | Bầu cây (LH: 0987979464)

Đặt mua vạn lộc với Nông Sản TV nhé
(Đặt mua vạn lộc với Nông Sản TV nhé: 0987979464)

1. Nguồn gốc, ý nghĩa Cây vạn lộc

Cây vạn lộc còn được biết đến với tên gọi là cây thiên phú. Cây thuộc họ Ráy là một thực vật lá mầm có xuất sứ từ Philipine và đông bắc Sulawesi.

Theo văn hoá của phương Đông, màu đỏ là màu của sự may mắn. Vì vậy cây vạn lộc đỏ, hồng được xem là biểu tượng của điều tốt lành, sự may mắn và công việc thuận lợi. Trồng cây vạn lộc sẽ giúp cho gia chủ có được sự nghiệp thăng tiến.

Màu sắc nổi bật của cây còn giúp cho không gian sống của bạn có điểm nhấn và tràn đầy sức sống, giúp tăng thêm năng lượng tích cực và tinh thần lạc quan.

Vạn lộc mang tới năng lượng tích cực
(Vạn lộc mang tới năng lượng tích cực)

2. Đặc điểm của Cây vạn lộc

Cây vạn lộc có một số đặc điểm hình thái bên ngoài nổi bật như:

  • Cây có chiều cao trung bình từ 30 đến 70cm, thân cây không phân nhánh và mọc thẳng đứng.
  • Lá cây vạn lộc rất to và mỏng có hình dáng bầu dục nhọn về phần đầu. Màu sắc của lá rất bắt mắt và sặc sỡ.
  • Rễ cây vạn lộc thuộc dạng rễ chùm rất khoẻ, có khả năng phát triển tốt với điều kiện đất giàu dinh dưỡng.
  • Hoa của cây vạn lộc nhìn khá giống với hoa của cây phú quý. Hoa được bao bọc bởi những chiếc lá non xanh ở bên ngoài. Búp hoa màu trắng tinh khiết có dạng hình trụ.

Vạn lộc có màu lá rất độc đáo
(Vạn lộc có màu lá rất độc đáo)

3. Tác dụng của Cây vạn lộc

Vạn lộc thường được trồng trong các chậu nhỏ hoặc trồng thuỷ sinh với mục đích để trang trí cho bàn làm việc, cửa sổ, phòng khách… Bên cạnh đó loài cây này còn được trồng tại công viên, trồng ven đường, nhà hàng và khách sạn… Cây mang đến sự tươi mới và mới mẻ cho không gian xung quanh khi trồng.

Không chỉ có tác dụng làm đẹp, cây Vạn lộc còn được đánh giá rất cao nhờ khả năng thanh lọc không khí tốt và khả năng hấp thụ các tia điện từ các thiết bị điện tử. Cây có thể hấp thụ được các chất độc hại trong không khí gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Đồng thời việc trồng cây vạn lộc trắng còn giúp loại bỏ được khói bụi giúp cho không gian trong lành.

Ngoài ra vạn lộc cũng được xem như là một món quà tặng vô cùng ý nghĩa. Bạn có thể sử dụng cây để tặng người thân vào những dịp đặc biệt.

Cây vạn lộc vừa đẹp, lại thanh lọc không khí tốt
(Cây vạn lộc vừa đẹp, lại thanh lọc không khí tốt)

4. Phân loại Cây vạn lộc

Vạn lộc cũng khá phong phú, tuy nhiên, ở Việt Nam phổ biến các loại vạn lộc sau:

4.1. Cây vạn lộc xanh

Cây vạn lộc xanh hay còn gọi là vạn lộc trắng, là cây có thân thảo nhỏ, rễ chùm và lá hình dáng bầu dục. Lá của cây có màu xanh với các loang đốm trắng. Khi già lá của cây sẽ có màu xanh ngày càng đậm hơn. Cây vạn lộc xanh cũng có hoa khi nở giống cây vạn lộc đỏ. Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 loại này đó chính là ở màu lá.

Cây vạn lộc xanh hay còn gọi là vạn lộc trắng
(Cây vạn lộc xanh hay còn gọi là vạn lộc trắng)

4.2. Cây vạn lộc đỏ

Cây vạn lộc đỏ có đặc điểm hình dáng bên ngoài khá giống với cây vạn lộc xanh. Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất đó chính là màu lá. Màu lá của vạn lộc đỏ có các đốm hồng với viền xanh nhìn rất ấn tượng.

Cây vạn lộc đỏ
(Cây vạn lộc đỏ)

4.3. Cây vạn lộc hồng

Cây vạn lộc hồng và cây vạn lộc đỏ có đặc điểm hình dáng bên ngoài khá giống nhau. Tuy nhiên có một điểm khác biệt duy nhất đó là màu lá. Màu lá của vạn lộc hồng đậm hơn so với cây vạn lộc đỏ rất nhiều.

Cây vạn lộc hồng
(Cây vạn lộc hồng)

4.4. Cây vạn lộc Thái

Vạn lộc Thái là loài thực vật thuộc họ Ráy có nguồn gốc đến từ Thái Lan. Loài cây này có hoa khi nở màu trắng rất đẹp. Các lá của cây thường mọc đan xen nhiều tầng có màu sắc pha trộn giữa xanh và hồng rất cuốn hút.

Cây vạn lộc Thái
(Cây vạn lộc Thái)

4.5. Cây vạn lộc thủy sinh

Cây vạn lộc ngoài được trồng đất thì còn có thể được trồng thuỷ sinh. Khi trồng thuỷ sinh bạn có thể đặt được tại bàn làm việc, kệ sách, phòng khách. Người trồng cũng có thể di chuyển được linh hoạt mà không sợ bị vương vãi đất ra nền nhà.

Cây vạn lộc trồng thủy sinh
(Cây vạn lộc trồng thủy sinh)

5. Cây vạn lộc ra hoa có ý nghĩa gì? Hoa Vạn lộc có độc không?

Giống như nhiều loại cây văn phòng, cây phong thủy khác, cây vạn lộc có ra hoa nếu được chăm sóc tốt.

Cây vạn lộc ra hoa mang ý nghĩa của sự tích lũy tài lộc và may mắn đến với người trồng. Vạn lộc nở hoa có ý nghĩa rất tốt trong phong thuỷ vì vậy nhiều người thường thích thú khi cây ra hoa. Đây cũng được coi là lý do khiến cho những chậu cây vạn lộc có bông luôn được bán với mức giá cao hơn chậu cây vạn lộc bình thường.

Mặc dù chưa có một tài liệu nào cho thấy cây có độc. Tuy nhiên vì cây thuộc họ Ráy gây ngứa nếu không may dính phải nhựa của cây. Vì vậy bạn cần phải để ý để cây xa tầm tay của trẻ em.

Hoa của cây vạn lộc
(Hoa của cây vạn lộc)

6. Phân biệt cây vạn lộc và cây Phú quý

Thân cây

Thân cây phú quý có màu hồng nhạt. Trong khi thân cây vạn lộc lại có màu xanh.

Lá cây

Lá cây phú quý nhọn, có viền màu đỏ tím - ở giữa màu xanh; Lá cây vạn lộc không nhọn như lá phú quý, lá viền xanh - giữa hồng.

Phân biệt giữa cây phú quý và cây vạn lộc
(Phân biệt giữa cây phú quý và cây vạn lộc)

7. Cách nhân giống Cây vạn lộc

Cây vạn lộc có khả năng đâm rễ được ở thân và nhánh nên loại cây này được nhân giống chủ yếu bằng cách tách bụi. Cây vạn lộc khi mọc nhánh mới thì chúng ta tách nhánh (tách bụi) ra để trồng rất đơn giản. Ngoài ra, cây vạn lộc cũng có hoa nhưng thường không trồng bằng hạt.

8. Cách trồng cây vạn lộc thủy sinh

Để trồng cây vạn lộc thủy sinh, các bạn cần chuẩn bị bình đựng nước để trồng thủy sinh, một nhánh cây vạn lộc và không thể thiếu dung dịch thủy sinh. Cách trồng cây vạn lộc thủy sinh như sau:

  • Bước 1: Chọn cây vạn lộc đang để trồng thủy sinh, ưu tiên chọn những cây hoặc nhánh đang phát triển tốt, đã có bộ rễ phát triển đầy đủ.
  • Bước 2: Giũ hết đất bám vào rễ cây. Bạn có thể dùng vòi nước để xịt sạch phần đất bám trên rễ nhưng cần chú ý xịt nhẹ nếu không sẽ làm hỏng luôn cả bộ rễ của cây.
  • Bước 3: Tỉa hết các rễ nhỏ, rễ bị gãy, rễ bị hư thối chỉ để lại các rễ lớn khỏe mạnh.
  • Bước 4: Cho cây vạn lộc vào bình thủy sinh để trồng, chú ý mực đổ vào bình chỉ được ngập tối đa 1/2 rễ cây, còn 1/2 rễ cây phải để hở lên trên không khí để tránh cây bị ngộp, úng rễ. Khi cho cây vạn lộc vào bình thủy sinh các bạn có thể dùng nắp bình để cố định cây giúp cây không bị chìm hết rễ xuống bên dưới hoặc có thể dùng đá, sỏi trang trí để chèn giúp cây giữ được vị trí trong bình, không bị ngả nghiêng.
  • Bước 5: Nhỏ khoảng 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh vào trong nước để cây có chất dinh dưỡng phát triển. Lưu ý là thông thường chỉ nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh chứ không được nhỏ nhiều. Nếu nhỏ nhiều quá cây có thể gặp tình trạng lá bị mềm do hàm lượng dinh dưỡng trong nước quá cao.

9. Cách trồng và chăm sóc Cây vạn lộc

Đất trồng

Cần phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây hấp thụ. Vạn lộc sẽ phát triển tốt nhất khi được trồng trong đất giàu dinh dưỡng.

Kỹ thuật trồng

Khi trồng cần chú ý đến khâu chọn đất và làm đất. Cần làm đất thật tơi xốp, có thể bổ sung thêm phân để đất giàu dinh dưỡng.

Ánh sáng

Vạn lộc là loài cây không đòi hỏi nhiều ánh sáng khi trồng. Nên tránh đặt cây tại những nơi có ánh sáng quá gắt sẽ khiến cho lá cây bị héo. Mỗi ngày chỉ cần mang cây ra phơi nắng từ 2 đến 3 tiếng là được.

Nhiệt độ

Nên đặt cây trong điều kiện nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp. Nếu để cây trong phòng máy lạnh nên mang cây ra sưởi ấm để làm hồng lá.

Nước tưới

Cây cần khá nhiều nước vì vậy cần cung cấp đủ nước cho cây để cây phát triển tốt nhất. Nếu trồng thuỷ sinh nên thay nước 1 tuần/ lần để tránh bị úng rễ.

Phân bón

Nên bón phân định kỳ cho cây từ 4 - 6 tháng/lần. Đối với cây trồng thuỷ sinh nên dùng mỗi khi thay nước.

Bệnh

Cây vạn lộc thường hay bị nấm hoặc vi khuẩn gây hại. Vì vậy cần theo dõi để phát hiện kịp thời và có cách xử lý phù hợp.

***

Nông sản TV, một thành viên của Trang trại chú Tăng, đã hợp tác cùng bà con, những nhà vườn uy tín để cung cấp các loại: cây xanh công trình; cây nội thất; cây trang trí ngoài trời; hoa theo mùa; cây bóng mát; cây ăn quả,... sỉ, lẻ, số lượng lớn, có tư vấn và giao hàng toàn quốc. Chúng tôi cũng nhận thi công, tư vấn thi công cây xanh cho công trình sân vườn, khu nghỉ dưỡng, homestay, khách sạn, quán cafe,...

Quý khách có nhu cầu cây xanh, cây bóng mát, cây ăn trái, vui lòng liên hệ với Nông sản TV theo thông tin chi tiết:

  • Địa chỉ: Trại ếch chú Tăng tại Đội 5 thôn Kiến Phong, xã Đồng Thái, huyện An Dương, tp. Hải Phòng (Gmaps/trại ếch chú Tăng)
  • Điện thoại: Mrs Huế - 0987.979.464 | Anh Lập - 0911.16.07.84

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn